Cuộc Chiến Không Hồi Kết Giữa Marketer Và Designer
Tác giả: Ngọc Hiệp
Cuộc Chiến Không Hồi Kết Giữa Marketer Và Designer – ĐỒ HỌA 360
*Trong bài có thể dùng một số thuật ngữ/từ lóng, mong mọi người không khó chịu khi đọc. Bài viết đặt trong bối cảnh cả marketer và designer đều là chuyên gia trong lĩnh vực của mình và không có sự chênh lệch về trình độ lẫn kỹ năng chuyên môn.
“Đẹp mắt – Đắt hàng”, chỉ với 4 chữ ngắn gọn đó thôi cũng đủ chứng minh mối quan hệ cộng hưởng giữa Marketing và Design trong thế giới Marketing hiện đại. Thế nhưng sự bất đồng quan điểm giữa Marketer và Designer lại diễn ra như cơm bữa. Lối đi nào cho sự kết hợp của cả hai?
Hàng ngày, người ta vẫn nghe kể về cuộc đối chọi giữa Marketer và Designer. Thế nên, không ít người cho rằng Marketing và Design là hai lĩnh vực riêng biệt. Thực tế, Design là một tập hợp con thuộc Marketing.
Trong một chiến dịch quảng cáo, nếu như Marketer phụ trách chính về mặt nội dung, thì Designer là người cụ thể hóa nội dung thành các sản phẩm đồ họa nhằm mang tới cho khách hàng những cái nhìn dễ hiểu và độc đáo về sản phẩm. Thế nhưng, quan điểm và tư duy của Marketer và Designer lại có sự khác nhau. Và để tháo nút thắt cho “cuộc chiến” này thì người làm thiết kế thương hiệu cần nắm được những kiến thức Marketing căn bản. Ngược lại, người làm marketing phải biết được tư duy thiết kế thương hiệu. Trước sự bùng nổ của Digital marketing hiện nay, Designer và Marketer lại càng cần sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Designer và Marketer càng dung hòa với nhau bao nhiêu thì chiến dịch truyền thông lại càng thành công bấy nhiêu.
Đặc thù dễ nhận thấy ở dân thiết kế là cái tôi cao, tính cách mạnh mẽ. Thế nhưng, Designer cũng chính là người chịu khó sửa nhất trên đời. Khi nhận feedback dù có cãi tưng tửng thì sau tất cả Designer vẫn là người cặm cụi sửa thiết kế hết lần này đến lần khác. Thế nên, các files thiết kế của Designer mới xuất hiện kiểu final 0 ; final 1, final n…
Để phối hợp công việc hiệu quả với Marketer, điều duy nhất Designer cần làm đó là bình tĩnh tiếp nhận và lấy thông tin.
Trong thời đại hiện nay một người làm Marketing chuyên nghiệp không thể không biết thiết kế. Nếu có kiến thức về thiết kế thương hiệu, Marketer sẽ hiểu được tại sao Designer lại sử dụng bố cục, màu sắc và font chữ này… Cũng chính Marketer có thể tự tay tạo nên những ấn phẩm thiết kế độc đáo. Ngược lại, nếu không có kiến thức về Design, Marketer sẽ bị chậm nhịp.
Thiết kế được coi là nghề sáng tạo. Những người có gu thẩm mỹ tốt sẽ có lợi thế hơn trong ngành công nghiệp sáng tạo này. Thế nhưng, năng khiếu cảm thụ mỹ thuật và kỹ năng thể hiện đồ họa là hai khía cạnh hoàn toàn khác nhau. Có năng khiếu, Designer sẽ cảm nhận cái đẹp nhanh hơn nhưng để làm được nghề thì “trăm hay không bằng tay quen”. Chỉ cần yêu cái đẹp, sống vì cái đẹp thì Designer sẽ nhạy hơn trong việc thể hiện cái đẹp qua ấn phẩm thiết kế.
Ngoài ra, độ “nhạy” trong nghề thiết kế còn được tích lũy qua quá trình làm việc với các khách hàng. Thích nghi với việc nhận feedback tiên tục, Designer sẽ có cảm nhận chính xác về từng phân khúc khách hàng. Thế nên, dung hòa với Marketer cũng là cách Designer hiểu hơn về tập khách hàng.
Designer thiếu ý tưởng chả khác nào ca sĩ bị cảm cúm
Tất cả mọi người trong các ngành nghề đều lo ngại với việc thiếu ý tưởng. Đặc biệt, với những người làm trong ngành công nghiệp sáng tạo như Designer và Marketer thì việc thiếu ý tưởng chả khác nào ca sĩ đi hát mà bị cảm cúm. Thế nhưng, khi hiểu được bản chất ý tưởng được sinh ra từ đâu thì bạn không bao giờ phải sợ thiếu ý tưởng.
“Nếu làm việc bạn yêu thích, bạn chả phải đi làm ngày nào cả”, điều cốt lõi nhất của một người là bạn có thực sự đam mê nghề đó không? Nếu yêu nghề, đắm đuối với nghề thì bạn không bao giờ thiếu ý tưởng. Thủ pháp để các bạn làm việc trong ngành công nghiệp sáng tạo không bao giờ lo thiếu ý tưởng với nguyên tắc sáng tạo 5 bước:
– Đọc thật kĩ đề bài. Đọc để hiểu đúng và trúng đề bài
– Tổng hợp tất cả các dữ liệu liên quan đến đề bài
– Phân tích kĩ lưỡng tất cả các dữ liệu thu thập được. Giai đoạn này, bạn phải nghiền ngẫm thật lâu đến mức tưởng chừng không nghĩ được gì nữa thì dừng lại.
– Nghỉ ngơi, thư giãn
– Tạo ra ý tưởng mới
Designer cần cái “Dị” của chính mình. Tuy nhiên“Nếu dị quá sẽ không làm được nghề thiết kế”.
Designer cần cái “Dị” của chính mình. Tuy nhiên“Nếu dị quá sẽ không làm được nghề thiết kế”. Nếu như họa sĩ vẽ tranh để thể hiện cái tôi, biểu lộ triết lý của riêng họ, người xem có thể hiểu hoặc không hiểu thì Designer lại cần tạo nên ấn phẩm thiết kế để khách hàng hiểu và tiếp nhận. Hay nói cách khác, thiết kế chính là nghề làm dịch vụ. Do đó, Designer cần lắng nghe và tiếp nhận có chọn lọc ý kiến khách hàng.
Marketing và Design tưởng chừng là hai lĩnh vực riêng biệt nhưng lại có những điểm giao thoa mật thiết. Khi Marketing và thiết kế kết hợp hài hoà với nhau có thể tạo ra sự đột phá trong hoạt động truyền thông. Vậy nên. Marketing và Design luôn thuộc về nhau.
Marketer vẫn thường khắt khe vì họ là người chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ chiến dịch, vì vậy họ muốn đảm bảo mọi thứ theo ý mình.
Nhưng chính vì marketer là người chịu trách nhiệm, họ càng cần phải tin tưởng designer.
Hãy tin tưởng Designer, hoặc hãy cực kỳ tin tưởng designer
Nếu bạn là bệnh nhân và bệnh tình càng nguy cấp, bạn càng phải tin tưởng bác sĩ thay vì “cảm nhận cá nhân”. Tương tự, hãy tin tưởng designer và chuyên môn của họ.
Bất kể bạn làm gì, khi những thứ bạn tạo ra bị feedback 1 lần, 2 lần rồi 3 lần thì vẫn bình thường, nhưng lần thứ 4 sẽ dẫn đến tâm lý “làm cho xong”.
Việc feedback của marketer về cơ bản là vô nghĩa và khiến quy trình trở nên cồng kềnh vì sản phẩm sau đó sẽ lại được sếp và khách hàng duyệt, feedback thêm một đợt nữa. Câu hỏi đặt ra là anh marketer còn feedback thêm một lớp để làm gì?
Trong agency hay client, designer thường ở vị trí support cho nhiều bên chứ không chỉ phục vụ cho marketer. Do đó, việc feedback của marketer không những có tác động hữu hình là delay công việc của các phòng ban khác, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần sáng tác của designer – vốn sẽ tác động đến những thiết kế song song khác.
Và vì sản phẩm sẽ được đưa lên cấp trên và khách hàng duyệt, marketer càng nên giữ nguyên sản phẩm của designer để san sẻ trách nhiệm cũng như tạo động lực để họ trau chuốt hơn.
Có lẽ nên nhắc lại lần nữa, quan điểm của bài viết muốn nhắm đến những đánh giá cảm tính của marketer với designer, chứ không nhắc đến những lỗi sai về mặt kỹ thuật.
Chúng ta luôn biết rằng bất kể marketer hay account hay bất kỳ người nào trong team khi feedback đều ở trong tâm thế muốn sự hoàn hảo hay tốt nhất và đúng là họ “ngứa mắt” thật, chứ không phải vì cố tình vẽ chuyện làm khó nhau.
Nhưng mấu chốt ở đây là, vì sao bạn nghĩ bạn có thể cảm thấy điều người khác không thể, và vì sao bạn lại nghĩ cảm nhận của bạn là đúng?
Vì cảm nhận cá nhân là một thứ gì đó xa xỉ trong công việc. Ngay cả thiết kế của Apple vẫn có người chê, thì liệu việc bạn “cảm nhận cá nhân thấy” sản phẩm xấu có quan trọng? Thứ quan trọng hơn là mức độ hiệu quả và sự mượt mà của quy trình. Do đó, nếu lăn tăn hãy làm một cuộc khảo sát nhỏ, thay vì cố chấp tin vào “cảm nhận” của mình.
Vấn đề không phải đúng hay sai, vấn đề là đúng và sai ở đây tác động đến quy trình như thế nào.
Người làm marketing nên hạn chế tác động của “thiên kiến hành động” (người ta có xu hướng không thích việc “không làm gì”, do đó họ luôn cố cho mọi người thấy rằng họ có làm gì đó, bất kể việc đó có vô nghĩa hay không). Đôi lúc việc không làm gì còn giá trị hơn bạn cố gắng tìm việc để làm.
Bí quyết là hãy tin tưởng người khác.
Bí quyết là đừng luôn tự cho rằng mình thì biết còn người khác thì không.
Bí quyết là, hãy để chuyên gia làm việc của họ.