Kỹ năng để trở thành Designer
Nhiều người vẫn hình dung thiết kế đồ họa là nghề thời thượng có mức thu nhập cao, công việc sáng tạo. Đây được coi là một nghề thời thượng với mức thu nhập mơ ước vì nhu cầu của thị trường vẫn rất “khát”. Vậy hãy cùng Đồ họa 360 phân tích cách kỹ năng, yếu tố của 1 Thiết kế nhé!
Cái “Tôi” quá lớn
Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính xác và đầy đủ về nghề thiết kế đồ họa – công việc được dân trong ngành gọi vui là nghề của “Picasso” trong lĩnh vực số. Có thể tạm hiểu thiết kế đồ họa là việc sử dụng máy tính để thiết kế những sản phẩm (SP) liên quan đến đồ họa, hình ảnh, mỹ thuật, phim ảnh…
Ngành thiết kế đồ họa có ứng dụng rất rộng rãi. Do đó, nhà thiết kế rất dễ dàng tìm công cụ, phần mềm khác nhau để hoàn thành công việc của mình. Những người sử dụng các công cụ số hóa để viết, thiết kế sản phẩm trên máy tính được gọi là chuyên gia thiết kế đồ họa (designer). Designer hoạt động khá đa dạng: thiết kế logo, quảng cáo, tạo mẫu bìa tạp chí, web, làm kỹ xảo điện ảnh, phục hồi ảnh cũ… Họ sử dụng rất phong phú chất liệu, từ tranh ảnh, hoạt hình, video, âm nhạc, các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh… Các sản phẩm do đó cũng rất đa dạng: clip, website, mẫu bìa tạp chí, áp phích, đoạn trailer (video clip quảng cáo)…
Nhiều bạn rất khá nhưng cái tôi lại quá lớn. Điều mà các doanh nghiệp cần là những sản phẩm phù hợp với yêu cầu, văn hóa của công ty, cũng thu hút thị hiếu của khách hàng. Nhiều bạn lại để cái tôi hay cái gu thẩm mỹ của mình vào sản phẩm mà không để ý đến việc mình đang thiết kế cho ai, cho đối tượng nào. Để thành công trong môi trường doanh nghiệp, Các bạn nên biết dung hòa giữa tác phẩm nghệ thuật và yêu cầu thực tế của khách hàng.
Chưa có phong cách riêng
Nhiều người vẫn hình dung thiết kế đồ họa là nghề thời thượng có mức thu nhập cao, công việc sáng tạo. Quả thật, cũng có nhiều designer tài năng được săn đón và trọng dụng. Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào và bất cứ họa sĩ số hóa nào cũng thành công. Nhu cầu nhân lực của ngành đồ họa trong nước rất lớn nhưng tính chuyên nghiệp thì vẫn là một câu chuyện dài.
Thiết kế đồ họa ở Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn phát triển và chưa thực sự tạo nên những dấu ấn hay phong cách riêng. So với Trung Quốc, Nhật Bản hay một số quốc gia khác thì bản sắc trong những tác phẩm của họ được thể hiện rất rõ ràng và tiêu biểu chứ không mang tính lắp ghép hay áp dụng công nghệ “copy – paste” (sao chép) như Việt Nam”.
Những sản phẩm được quảng bá truyền thông hay hình ảnh ở Việt Nam còn non yếu, thiếu sáng tạo. Theo tôi, chỉ 30% mẫu được xây dựng ý tưởng và sản xuất ở Việt Nam, còn 70% là từ nước ngoài”.
Phần lớn tư liệu phục vụ thiết kế đồ họa tại Việt Nam là từ nước ngoài. Điều đó gây khó khăn nhưng cũng là thuận lợi để người làm tự do sáng tạo, xây dựng phong cách riêng. Những năm gần đây, khách hàng và người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn, yêu cầu sản phẩm có chất lượng cao hơn. Điều này bắt buộc designer phải liên tục làm mới mình, tăng sức sáng tạo và tìm tòi những ý tưởng mới.
Tâm lý chung người ngành thiết kế đều muốn mình sẽ tạo được sản phẩm độc đáo, tính thẩm mỹ cao… Tuy nhiên trên thực tế, khi đi làm lại bị gò bó bởi ý tưởng và yêu cầu của khách hàng nên dần cảm thấy chán, chai lỳ sức sáng tạo. Đây là vấn đề và cũng là mâu thuẫn mà nhiều chuyên gia thiết kế gặp phải.
Không phải lúc nào trong đầu cũng đầy ắp ý tưởng sáng tạo. Hoặc khi có ý tưởng sáng tạo thì khách hàng lại không hiểu hoặc không hài lòng. Nhiều khi khái niệm “đẹp, sáng tạo” giữa khách hàng và chuyên gia thiết kế “vênh” nhau và thường khách hàng là người quyết định.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành đồ họa trong nước. Khi nhu cầu ngành quảng cáo, truyền thông bằng hình ảnh ngày càng cao, năng lực cảm nhận của khách hàng, của công chúng cũng ngày càng cải thiện.
Muốn thành designer giỏi – phải làm gì?
Phong cách cá nhân
Để trở thành một chuyên viên thiết kế đồ họa được nhiều người biết đến và tạo ra những sản phẩm độc đáo, bạn cần phải có cá tính riêng và thể hiện được những sáng tạo đó. Nếu đã tạo dựng và gây được tiếng vang với tính cách riêng, khách hàng đôi khi thậm chí không cần nhìn chữ ký cũng biết được đó là tác phẩm của bạn và họ sẽ tự tìm đến bạn khi cần.
Quan tâm đến các tiểu tiết
Bạn nên bắt đầu quan tâm đến các chi tiết trên một tấm áp-phích hay bất kì thứ gì có hình họa/chữ nghĩa thiết kế, thậm chí là những chi tiết nhỏ nhất như font chữ hay màu sắc của logo. Hãy bắt đầu bằng việc quan sát mọi thứ xung quanh và tự nhủ “nếu là mình, mình sẽ…” trước một sản phẩm thiết kế nào đó.
Thành thạo các phần mềm, công cụ chuyên ngành:
Muốn theo đuổi ngành thiết kế đồ họa, các nhà thiết kế bắt buộc phải am hiểu các phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp như Corel Draw, Photoshop, Illustrator, QuarkXpress, MacroMedia Flash, Ulead Studio… Ngoài ra, trong một số trường hợp cũng cần trang bị thêm các chương trình, ngôn ngữ trong Thiết kế web như: htm, html, xlm, css, FontPage, Dreamwaver… Bên cạnh các công cụ phần mềm trên, hiểu biết về quy trình sản xuất (chế bản và in ấn, trailer, TVC…) là một lợi thế. Đây là những kiến thức chuyên ngành mà designer nào cũng cần và nên trang bị cho mình.
Ý tưởng sáng tạo có thể chiếm tới 60% thành công của tác phẩm. 40% còn lại ở kỹ năng, năng lực sử dụng và kết hợp các công cụ, phần mềm khác nhau.
Có kiến thức thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu
Các doanh nghiệp rất quan tâm đến phát triển thương hiệu. Các công ty có xu hướng sử dụng các bộ nhận diện thương hiệu riêng. Người góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nên cái riêng để công chúng nhận diện thương hiệu của một công ty chẳng ai khác chính là các chuyên viên thiết kế. Kiến thức về thương hiệu, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là một lợi thế để designer trở thành đối tượng được “săn đón” của nhà tuyển dụng.
Năng khiếu, sáng tạo và không ngừng học hỏi
Đây là điều không thể thiếu của designer chuyên nghiệp. Phần mềm có thể học nhưng khả năng hội họa thì khó học và vận dụng. Năng khiếu đóng vai trò quan trọng. Đó chính là sự nhạy cảm với màu sắc, đường nét, hình khối, tư duy biểu tượng, giàu cảm xúc, có vốn hiểu biết về văn hóa… Bạn còn phải là người luôn sáng tạo, luôn đi tìm sự mới mẻ, không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức/xu hướng mới/phong cách mới… Có vậy, tác phẩm của bạn làm ra mới hấp dẫn được nhiều người.
Năng lực làm việc độc lập và theo nhóm
Designer thường làm việc độc lập. Công ty nhỏ có thể chỉ cần một designer. Các công ty lớn hoặc trong nhiều dự án có thể có nhóm thiết kế và bạn sẽ phải làm việc với nhiều người khác cũng như các bộ phận có liên quan như người viết ý tưởng (copywriter), bộ phận quảng cáo, bộ phận marketing, nhà in…
Có rất nhiều những bài học trong và ngoài chuyên môn khác nữa để rèn luyện nếu bạn thực sự muốn trở thành một chuyên viên thiết kế thực thụ! Kỹ năng để trở thành Designer là không ngừng học hỏi và sáng tạo.